Skip to main content

Nadar – Wikipedia tiếng Việt



Gaspard-Félix Tournachon, thường được biết đến với nghệ danh Nadar (6 tháng 4 năm 1820 - 21 tháng 3 năm 1910) là một nghệ sĩ và nhà du hành người Pháp. Nadar được biết tới nhiều nhất qua vai trò nhiếp ảnh gia, từ năm 1850 ông đã cho xuất bản một loạt chân dung những nhân vật nổi bật văn hóa Pháp và châu Âu như Franz Liszt, Charles Baudelaire, Hector Berlioz, Gioacchino Rossini, Sarah Bernhardt, Jacques Offenbach, George Sand, Gérard de Nerval, Théodore de Banville, Jules Favre, Guy de Maupassant, Édouard Manet, Gustave Doré, Gustave Courbet, Loïe Fuller, Zadoc Kahn, Charles Le Roux và Hector de Sastres. Cho đến nay các bức chân dung này vẫn được coi là những chân dung chân thực và xuất sắc nhất về các nhân vật nổi tiếng của văn hóa châu Âu cuối thế kỷ 19.





Nadar sinh năm 1820 ở Paris trong một gia đình gốc Lyon, bố của Nadar là ông Victor Tournachon, một thợ in và người xuất bản sách. Sau khi học phổ thông tại trường trung học Condorcet, quận 9, Paris, Nadar quay về Lyon học nghề y. Tuy nhiên sau khi ông Victor Tournachon qua đời năm 1837, Nadar phải ngừng học để làm việc trợ giúp gia đình. Nadar làm việc cho nhiều báo của Lyon rồi Paris, công việc này đã giúp ông kết bạn được với nhiều nhân vật nổi tiếng của thuộc giới văn nghệ sĩ Pháp như Gérard de Nerval, Charles Baudelaire và Théodore de Banville. Những người bạn nghệ sĩ này đã đặt cho ông biệt danh Tournadar vì ông có thói quen thêm phần đuôi dar và cuối mỗi từ, Tournadar sau này được rút ngắn thành Nadar, nghệ danh gắn liền với ông cho đến cuối đời.

Năm 1854, Nadar lập gia đình với Ernestine, một phụ nữ xuất thân từ gia đình Tin Lành giàu có. Tuy đã có vợ nhưng Nadar vẫn đón tiếp nồng nhiệt bạn bè văn nghệ sĩ như thời gian trước đó. Ông bắt đầu dùng nghệ thuật nhiếp ảnh để ghi lại chân dung những người bạn mà rất nhiều trong số đó sau này đã trở thành những nhân vật nổi tiếng của văn hóa Pháp và châu Âu cuối thế kỷ 19. Là người yêu thích kỹ thuật mới, Nadar còn thực hiện nhiều cuộc du hành bằng khí cầu mặt trời và thực hiện những bức ảnh chụp từ không trung. Các cuộc du hành của Nadar đã tạo cảm hứng cho nhà văn Jules Verne viết tác phẩm khoa học viễn tưởng nổi tiếng Năm tuần trên khí cầu (Cinq semaines en ballon, 1962), một trong các nhân vật chính của Từ Trái Đất tới Mặt Trăng (De la Terre à la Lune) cũng được Verne đặt tên là Michel Ardan, một cách tráo vị trí chữ của Nadar.

Quãng thời gian hoạt động tích cực trong ngành hàng không của Nadar bị cắt đứt bởi sự kiện quân Phổ tiến vào Paris và Công xã Paris. Ông quay trở lại với nghề nhiếp ảnh và báo chí. Năm 1904 Nadar qua đời ở tuổi 90 tại thủ đô nước Pháp.






  • Nadar, Correspondance, 1820-1851. Tome 1 (établie et annotée par André Rouillé). Éditions Jacqueline Chambon, 1998.



Comments

Popular posts from this blog

Zlatan Ibrahimović – Wikipedia tiếng Việt

Zlatan Ibrahimović (sinh ngày 3 tháng 10 năm 1981) là một cầu thủ bóng đá người Thụy Điển chơi ở vị trí tiền đạo cho LA Galaxy. Anh từng khoác áo đội tuyển bóng đá quốc gia Thụy Điển khi ra mắt vào năm 2001 và trở thành đội trưởng của đội tuyển này từ năm 2010 cho đến khi giã từ đội tuyển quốc gia vào năm 2016. Ibrahimović bắt đầu sự nghiệp cầu thủ bóng đá tại CLB Malmö FF cuối những năm 1990 trước khi được Ajax - nơi đầu tiên làm nên tên tuổi của anh - ký hợp đồng. Anh sau đó đầu quân cho Juventus FC và cùng với David Trezeguet tạo nên một cặp tiền đạo khét tiếng. Vào năm 2006, anh ký hợp đồng với Inter Milan và góp mặt trong đội hình tiêu biểu của năm của UEFA trong hai năm 2007 và 2009. Anh là vua phá lưới của giải Serie A trong mùa 2008 - 2009 cũng như đạt Scudetto trong 3 năm liên tiếp. Anh gia nhập FC Barcelona vào mùa hè năm 2009 trước khi trở lại Ý một mùa sau trong màu áo của A.C. Milan và giành thêm một Scudetto cùng đội bóng này mùa 2010 - 2011. Tháng bảy năm 2012, anh đầu

Ngữ chi Palyu – Wikipedia tiếng Việt

Ngữ chi Palyu , còn gọi là ngữ chi Pakan hay ngữ chi Mảng , là một nhánh mới nhận dạng gần đây nhưng chưa chắc chắn chứa một số các ngôn ngữ đang nguy cấp trong ngữ hệ Nam Á. Phần lớn các ngôn ngữ này được sử dụng tại miền nam Trung Quốc, chỉ mỗi tiếng Mảng là sử dụng tại Việt Nam. Peiros (2004) đưa tiếng Mảng vào trong nhánh này. Sidwell thì đặt vấn đề bao nhiêu ngôn ngữ và chúng được đặt như thế nào trong đó để có thể chứng minh nó là một nhánh thật sự của ngữ hệ Nam Á.