Skip to main content

Phan Trần Chúc – Wikipedia tiếng Việt


Phan Trần Chúc (1907-1946), là nhà văn Việt Nam, thời tiền chiến.





Cuộc đời Phan Trần Chúc, các sách nghiên cứu văn học Việt chép rất ít, cho nên chỉ biết ông sinh ở tỉnh Thái Bình, nhưng sống ở Hà Nội.

Khi trưởng thành, ông gia nhập làng báo, viết cho tờ: Ngọ báo, Việt báo, Đông Tây,... và làm Chủ bút tờ Việt cường, Chủ nhiệm tờ Tân Việt Nam. Bên cạnh đó, ông còn là cây bút chuyên nghiệp, chuyên viết sách thuộc loại lịch sử ký sự, lịch sử tiểu thuyết.

Sau ngày Nhật đảo chính Pháp (9 tháng 3 năm 1945), ông tham gia tổ chức Đại Việt quốc gia liên minh.

Năm Bính Tuất (1946), Phan Trần Chúc mất tại phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông, nay thuộc ngoại thành Hà Nội, hưởng dương 39 tuổi.



Tuy chưa được thống kê đầy đủ, nhưng Phan Trần Chúc đã để một gia tài trước tác khá đồ sộ. Các tác phẩm đã xuất bản, gồm:


Nghiên cứu:
Lịch sử ký sự:
Tiểu thuyết lịch sử:
  • Hồi chuông Thiên Mụ (1940)

  • Cần vương (1941)

  • Dưới lũy Trường Dục (Phổ thông bán nguyệt san, số 104, ngày 1 tháng 4 năm 1942)

  • Truyện ký Danh nhân Việt Nam qua các triều đại, quyển I (Tân Dân- Hà Nội, 1942)

  • Từ nhà Chùa đến nhà Chúa (Hương Sơn, 1942)

  • Giọt máu sau cùng (1943)

  • Thưởng trì cung (1943)…
Sách viết cho học sinh
  • Phạm Nhan (Xuân Thu - Hà Nội, 1943)

Ngoài ra còn có (chưa rõ thể loại):


  • Bánh xe khứ quốc (Thụy Ký - Hà Nội,1941)

  • Năm bộ da dê hay là một tấm gương kiên nhẫn (Thụy Ký, 1943).

Căn cứ vào những tác phẩm trên, Vũ Ngọc Phan trong Nhà văn hiện đại, đã xếp Phan Trần Chúc vào nhóm " Những nhà viết lịch sử ký sự và truyện ký" gồm Đào Trinh Nhất, Trần Thanh Mại, Nguyễn Triệu Luật, Ngô Văn Triện (Trúc Khê).
[1]



Mặc dù chết trẻ, Phan Trần Chúc vẫn để lại khá nhiều tác phẩm. Và đa phần những sáng tác này đều lấy đề tài và cảm hứng từ các nhân vật lịch sử.
Tuy nhiên, đọc các sách của ông, Vũ Ngọc Phan cho rằng: Trong các sách của Phan Trần Chúc chỉ được có cái đặc sắc là lối nghị luận. Lời nghị luận của ông bao giờ cũng sáng suốt. Nếu muốn tìm giá trị, may ra đó là giá trị những văn phẩm của ông. Còn những tài liệu ông dùng phần nhiều không được chắc chắn, nên ông không tránh được những sự mâu thuẫn là những điều không nên có trong một quyển sử.[1]

Theo Từ điển Văn học (bộ mới), thì:


  • Về mặt nghiên cứu, Phan Trần Chúc không chú trọng tới nguồn gốc của những biến chuyển xã hội, không tính đến quy luật khách quan của phát triển lịch sử; nên khi đánh giá sự kiện ông nghiêng về mô tả đơn thuần rồi cứ thế suy diễn, do đó các kiến giải thường không xác đáng.

  • Về cách đánh giá nhân vật, dù nhiều chỗ ông tỏ ra khách quan, song thiếu một sự phân tích khoa học nên cũng không xác định đúng vị trí đích thực của các nhân vật trong lịch sử.

  • Về mặt tiểu thuyết, sự dàn dựng có phần dễ dãi, nhân vật chưa được xây dựng thành điển hình…

  • Về văn học sử, ông có quyển Văn chương quốc âm thế kỷ XIX, song không có phát hiện gì mới và cũng mắc phải một số sai sót về tác giả, tác phẩm.

Chỉ ở thể ký sự, Phan Trần Chúc mới có thành tựu, nổi bật nhất ở mảng này là cuốn Vua Hàm Nghi. Ở sách này, tác giả đã dựng lại được khá sinh động và trung thực hình ảnh những nhân vật gắn bó với lịch sử Việt Nam, những năm bi hùng của thế kỷ 19. Ngoài giá trị lịch sử, cuốn sách còn góp phần khơi gợi tinh thần yêu nước của dân tộc Việt.

Nhìn chung, dù ở thể loại nào, ông thường nhầm lẫn về tư liệu, như trong Vua Hàm Nghi, ông chép Phan Đình Phùng thọ 74 tuổi, thực ra chỉ là 48 tuổi; hoặc trong Vua Quang Trung, ông chép Nguyễn Nhạc phái quân ra Phú Xuân hỏi tội Nguyễn Huệ, kỳ thực là ngược lại, chính Nguyễn Huệ đem binh vây Nguyễn Nhạc ở Quy Nhơn...[2]

Có thể nói gọn, ông là nhà văn viết tiểu thuyết lịch sử, chứ không phải là nhà sử học.




  1. ^ Vũ Ngọc Phan, Nhà văn hiện đại quyển I, Nhà xuất bản KH-XH, 1989, tr. 457.

  2. ^ Nguyễn Vinh Phúc, Từ điển Văn học (bộ mới), Nhà xuất bản Thế giới, 2004, tr. 1397-1398.







Comments

Popular posts from this blog

Charlotte Casiraghi - Wikipedia

Charlotte Marie Pomeline Casiraghi (sinh ngày 3 tháng 8 năm 1986) là con thứ hai của Caroline, Công chúa của Hanover, và Stefano Casiraghi, một nhà công nghiệp người Ý. Cô đứng thứ mười một trong hàng ngũ ngai vàng của Monaco. Ông bà ngoại của cô là Rainier III, Hoàng tử xứ Monaco và nữ diễn viên người Mỹ Grace Kelly. Cô được đặt theo tên của bà cố của cô, Công chúa Charlotte, Nữ công tước xứ Valentinois. Cô đã được đặt tên vào ngày 20 tháng 9 năm 1986. Bố mẹ đỡ đầu của cô là Albina du Boisrouvray và anh rể của Stefano Casiraghi, Massimo Bianchi. [1] Cuộc sống ban đầu chỉnh sửa ] anh em, Andrea và Pierre, được sinh ra tại Công quốc Địa Trung Hải của Monaco, được cai trị bởi ông ngoại của họ, Hoàng tử Rainier III. Khi cô bốn tuổi, cha cô bị giết trong một tai nạn chèo thuyền. Sau khi qua đời, Công chúa Caroline chuyển cả gia đình đến làng Midi của Saint-Rémy-de-Provence ở Pháp, với ý định giảm thiểu tiếp xúc với báo chí. [2] Một trong những hành động đầu tiên của cô là sống

Oberschönau – Wikipedia tiếng Việt

Oberschönau Huy hiệu Vị trí Hành chính Quốc gia Đức Bang Thüringen Huyện Schmalkalden-Meiningen Cộng đồng hành chánh Haselgrund Thị trưởng Claudia Scheerschmidt (SPD) Số liệu thống kê cơ bản Diện tích 16,11 km² (6,2 mi²) Cao độ 520 m  (1706 ft) Dân số 935   (31/12/2006)  - Mật độ 58 /km² (150 /sq mi) Các thông tin khác Múi giờ CET/CEST (UTC+1/+2) Biển số xe SM Mã bưu chính 98587 Mã vùng 036847 Website www.oberschoenau.de Vị trí Oberschönau trong huyện Schmalkalden-Meiningen Tọa độ: 50°43′0″B 10°37′0″Đ  /  50,71667°B 10,61667°Đ  / 50.71667; 10.61667 Oberschönau là một đô thị tại huyện Schmalkalden-Meiningen, trong Thüringen, nước Đức. Đô thị này có diện tích 16,11 km², dân số thời điểm 31 tháng 12 năm 2006 là 935 người. x t s Xã và đô thị ở huyện Schmalkalden-Meiningen Altersbach Aschenhausen Belrieth Benshausen Bermbach Birx Breitungen Brotterode-Trusetal Christes Dillstädt Einhausen Ellingshausen Erbenhausen Fambach Floh-Seligenthal Frankenheim Friedelshausen Grabfeld Henneberg

Nadar – Wikipedia tiếng Việt

Gaspard-Félix Tournachon , thường được biết đến với nghệ danh Nadar (6 tháng 4 năm 1820 - 21 tháng 3 năm 1910) là một nghệ sĩ và nhà du hành người Pháp. Nadar được biết tới nhiều nhất qua vai trò nhiếp ảnh gia, từ năm 1850 ông đã cho xuất bản một loạt chân dung những nhân vật nổi bật văn hóa Pháp và châu Âu như Franz Liszt, Charles Baudelaire, Hector Berlioz, Gioacchino Rossini, Sarah Bernhardt, Jacques Offenbach, George Sand, Gérard de Nerval, Théodore de Banville, Jules Favre, Guy de Maupassant, Édouard Manet, Gustave Doré, Gustave Courbet, Loïe Fuller, Zadoc Kahn, Charles Le Roux và Hector de Sastres. Cho đến nay các bức chân dung này vẫn được coi là những chân dung chân thực và xuất sắc nhất về các nhân vật nổi tiếng của văn hóa châu Âu cuối thế kỷ 19. Nadar sinh năm 1820 ở Paris trong một gia đình gốc Lyon, bố của Nadar là ông Victor Tournachon, một thợ in và người xuất bản sách. Sau khi học phổ thông tại trường trung học Condorcet, quận 9, Paris, Nadar quay về Lyon học nghề y. T