Skip to main content

Trường Đại học Công nghệ Đông Á – Wikipedia tiếng Việt


Trường Đại học Công nghệ Đông Á, Bắc Ninh. Ảnh: eaut.edu.vn
Trường Đại học Công nghệ Đông Á, Bắc Ninh.

Trường Đại học Công nghệ Đông Á là trường Đại học đa ngành, đa hệ gồm ba hệ đào tạo Cao đẳng, Đại họcSau Đại học. Năm học 2015-2016, Trường Đại học Công nghệ Đông Á tuyển sinh và đào tạo Hệ chính quy Đại học, Cao đẳng thuộc các khối Kinh doanh – Quản lý, Công nghệ Thông tin, Công nghệ kỹ thuật Điện – Điện tử và Kỹ thuật xây dựng, Công nghệ Kỹ thuật Nhiệt, CNKT Điều khiển – Tự động hóa, Công nghệ chế tạo máy, Công nghệ Thực phẩm.




Lịch sử xây dựng và phát triển[sửa | sửa mã nguồn]


  • 2008: Trường được thành lập ngày 9 tháng 12 năm 2008 theo quyết định số 1777/QĐ – TTg của Thủ tướng Chính phủ[1].

  • 2009: Khóa 1 của trường bắt đầu từ năm học 2009-2010.

  • 2014: Thực hiện nhiệm vụ "Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo", từ cuối năm 2014, trường đã thống nhất chủ trương trao cho Tập đoàn Cơ Nhiệt Điện Lạnh Bách Khoa (POLYCO GROUP) vai trò nhà đầu tư chủ chốt[2] nhằm triển khai chiến lược đột phá theo hướng gắn kết nhà trường với cấu trúc của các Tập đoàn kinh tế công nghiệp. Tập đoàn POLYCO đã tích hợp thành công các hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ đẳng cấp Quốc tế, các hoạt động chuyển giao công nghệ hiện đại quy mô lớn với các hoạt động đầu tư sản xuất kinh doanh hiệu quả cao trong cả nước, hiện nay là nhà đầu tư lớn nhất của trường Đại học Công nghệ Đông Á. POLYCO cũng đã tập hợp và đào tạo được một đội ngũ nhân sự hùng hậu, cho phép POLYCO đủ điều kiện triển khai tiếp cận với khoa học công nghệ hiện đại của thế giới, đã hoàn thành hàng ngàn công trình lớn nhỏ, trong đó có hàng loạt nhà máy đã được xây dựng theo phương thức tổng thầu EPC.

Trường Đại học Công nghệ Đông Á đã thành lập và đưa vào hoạt động Viện Khoa học Công nghệ ứng dụng trong khuôn viên của Tập đoàn POLYCO, tọa lạc tại Khu Công nghiệp Từ Liêm – Hà Nội. Viện KHCN ứng dụng – Trường Đại học Công nghệ Đông Á áp dụng một hệ thống phương pháp đào tạo hiện đại hướng tới từng sinh viên, đào tạo sinh viên theo cơ chế huấn luyện, nhúng sinh viên vào một môi trường tác nghiệp, môi trường thực hành ngay từ khi bước vào trường, tạo điều kiện để "tất cả học sinh đã tốt nghiệp THPT, tuy học lực khác nhau", nhưng sẽ có được những cơ hội phù hợp nhất, hiện thực nhất để phát huy hết tâm nguyện và khả năng nhằm đạt được mục tiêu "được học, được huấn luyện thành một kỹ sư hay một cử nhân đủ khả năng hoàn thành xuất sắc các công việc được giao phó sau khi tốt nghiệp".


  • 2015: Trường Đại học Công nghệ Đông Á mở thêm 4 ngành đào tạo: Công nghệ Kỹ thuật Nhiệt, CNKT Điều khiển – Tự động hóa, Công nghệ chế tạo máy, Công nghệ Thực phẩm.

Hệ thống khoa đào tạo của Trường gồm:[3]


  1. Công nghệ Kỹ thuật Nhiệt.

  2. Công nghệ chế tạo máy.

  3. Công nghệ Kỹ thuật Điều khiển – Tự động hóa.

  4. Công nghệ Kỹ thuật Điện – Điện tử.

  5. Công nghệ Thực phẩm.

  6. Kế toán.

  7. Tài chính – Ngân hàng.

  8. Quản trị kinh doanh.

  9. Kỹ thuật xây dựng.

  10. Công nghệ thông tin.

Các buổi ngoại khóa[sửa | sửa mã nguồn]


Một số lớp ngoại khóa được mở ra nhằm "Khóa học quốc tế đào tạo kỹ năng lãnh đạo Doanh nghiệp Xã hội" do Viện Khoa học Công nghệ và Đào tạo OMEGA trực thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học & Kỹ thuật Việt Nam và Bộ Khoa học Công nghệ do GS.VS.TSKH (Danhdự – Viện Cambridge Anh), GVCC, Chuyên gia cao cấp Quốc tế, chủ trì thực hiện.


"Khóa học quốc tế đào tạo kỹ năng lãnh đạo Doanh nghiệp Xã hội".jpg

Các hoạt động sinh viên[sửa | sửa mã nguồn]


Song song, hàng năm ngoài việc học tập, nhà trường cũng tổ chức các hoạt động chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam, Trung Thu, Cắm trại, tình nguyện, Giáng sinh, du lịch tham quan với không khí vui tươi, sôi động đầy hào hứng.


Đi kèm với đó là hoạt động thể thao. CLB nhảy khiêu vũ, bóng đá, võ thuật...



Trường Đại học Công nghệ Đông Á có nhiều suất học bổng [4] dành cho các đối tượng sinh viên:


  • Đạt thành tích quốc gia.

  • Vùng sâu vùng xa.

  • Con thương binh, liệt sĩ.

  • Học sinh đăng ký xét học bổng.

Thời gian nhận hồ sơ 2/4 - 30/9 hàng năm. Từ năm 2015, nhà trường được Bộ GD&ĐT đồng ý[5][6] cho sử dụng đề án tuyển sinh theo phương thức xét tuyển theo điểm học tập trong học bạ.


















CÁC NGÀNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG
MÃ NGÀNH (ĐH-D; CĐ-C)
MÔN XÉT TUYỂN
Công nghệ Kỹ thuật Nhiệt
D/C-510206
Toán, Lý, Hóa

Toán, Lý, Anh văn
Toán, Lý, Văn
Toán, Hóa, Anh văn

Toán, Văn, Anh Văn


Công nghệ chế tạo máy
D/C-510202
CNKT Điều khiển – Tự động hóa
D/C-510303
CNKT Điện – Điện tử
D/C-510301
Công nghệ Thực phẩm
D/C-540101
Toán, Lý, Hóa

Toán, Lý, Anh Văn

Toán, Lý, Văn

Toán, Lý, Sinh

Toán, Hóa, Sinh

Toán, Sinh, Anh Văn

Sinh, Anh Văn, Văn


Kế toán
D/C-340301
Toán, Lý, Hóa

Toán, Lý, Anh Văn

Toán, Lý, Văn

Toán, Văn, Anh Văn


Tài chính – Ngân hàng
D/C-340201
Quản trị kinh doanh
D/C-340101
Kỹ thuật xây dựng
D/C-580208
Toán, Lý, Hóa,

Toán, Lý, Văn

Toán, Lý, Anh Văn


Công nghệ thông tin
D/C-480201



Comments

Popular posts from this blog

Charlotte Casiraghi - Wikipedia

Charlotte Marie Pomeline Casiraghi (sinh ngày 3 tháng 8 năm 1986) là con thứ hai của Caroline, Công chúa của Hanover, và Stefano Casiraghi, một nhà công nghiệp người Ý. Cô đứng thứ mười một trong hàng ngũ ngai vàng của Monaco. Ông bà ngoại của cô là Rainier III, Hoàng tử xứ Monaco và nữ diễn viên người Mỹ Grace Kelly. Cô được đặt theo tên của bà cố của cô, Công chúa Charlotte, Nữ công tước xứ Valentinois. Cô đã được đặt tên vào ngày 20 tháng 9 năm 1986. Bố mẹ đỡ đầu của cô là Albina du Boisrouvray và anh rể của Stefano Casiraghi, Massimo Bianchi. [1] Cuộc sống ban đầu chỉnh sửa ] anh em, Andrea và Pierre, được sinh ra tại Công quốc Địa Trung Hải của Monaco, được cai trị bởi ông ngoại của họ, Hoàng tử Rainier III. Khi cô bốn tuổi, cha cô bị giết trong một tai nạn chèo thuyền. Sau khi qua đời, Công chúa Caroline chuyển cả gia đình đến làng Midi của Saint-Rémy-de-Provence ở Pháp, với ý định giảm thiểu tiếp xúc với báo chí. [2] Một trong những hành động đầu tiên của cô là sống

Oberschönau – Wikipedia tiếng Việt

Oberschönau Huy hiệu Vị trí Hành chính Quốc gia Đức Bang Thüringen Huyện Schmalkalden-Meiningen Cộng đồng hành chánh Haselgrund Thị trưởng Claudia Scheerschmidt (SPD) Số liệu thống kê cơ bản Diện tích 16,11 km² (6,2 mi²) Cao độ 520 m  (1706 ft) Dân số 935   (31/12/2006)  - Mật độ 58 /km² (150 /sq mi) Các thông tin khác Múi giờ CET/CEST (UTC+1/+2) Biển số xe SM Mã bưu chính 98587 Mã vùng 036847 Website www.oberschoenau.de Vị trí Oberschönau trong huyện Schmalkalden-Meiningen Tọa độ: 50°43′0″B 10°37′0″Đ  /  50,71667°B 10,61667°Đ  / 50.71667; 10.61667 Oberschönau là một đô thị tại huyện Schmalkalden-Meiningen, trong Thüringen, nước Đức. Đô thị này có diện tích 16,11 km², dân số thời điểm 31 tháng 12 năm 2006 là 935 người. x t s Xã và đô thị ở huyện Schmalkalden-Meiningen Altersbach Aschenhausen Belrieth Benshausen Bermbach Birx Breitungen Brotterode-Trusetal Christes Dillstädt Einhausen Ellingshausen Erbenhausen Fambach Floh-Seligenthal Frankenheim Friedelshausen Grabfeld Henneberg

Nadar – Wikipedia tiếng Việt

Gaspard-Félix Tournachon , thường được biết đến với nghệ danh Nadar (6 tháng 4 năm 1820 - 21 tháng 3 năm 1910) là một nghệ sĩ và nhà du hành người Pháp. Nadar được biết tới nhiều nhất qua vai trò nhiếp ảnh gia, từ năm 1850 ông đã cho xuất bản một loạt chân dung những nhân vật nổi bật văn hóa Pháp và châu Âu như Franz Liszt, Charles Baudelaire, Hector Berlioz, Gioacchino Rossini, Sarah Bernhardt, Jacques Offenbach, George Sand, Gérard de Nerval, Théodore de Banville, Jules Favre, Guy de Maupassant, Édouard Manet, Gustave Doré, Gustave Courbet, Loïe Fuller, Zadoc Kahn, Charles Le Roux và Hector de Sastres. Cho đến nay các bức chân dung này vẫn được coi là những chân dung chân thực và xuất sắc nhất về các nhân vật nổi tiếng của văn hóa châu Âu cuối thế kỷ 19. Nadar sinh năm 1820 ở Paris trong một gia đình gốc Lyon, bố của Nadar là ông Victor Tournachon, một thợ in và người xuất bản sách. Sau khi học phổ thông tại trường trung học Condorcet, quận 9, Paris, Nadar quay về Lyon học nghề y. T