Skip to main content

Tương tác hấp dẫn – Wikipedia tiếng Việt



-13 —

-12 —

-11 —

-10 —

-9 —

-8 —

-7 —

-6 —

-5 —

-4 —

-3 —

-2 —

-1 —

0 —

Trọng lực là lực hút của trái đất tác dụng lên một vật, có phương thẳng đứng và có chiều hướng về phía trái đất. Trọng lực được xác định bằng tích khối lượng của vật với gia tốc rơi tự do tại nơi đặt vật đó. (với chương trình Vật lý 8, trọng lực được xác định bằng công thức : P=10.m)

P là trọng lực N

m khối lượng của vật kg

g gia tốc rơi tự do m/s2


Bài này nói về ý nghĩa của lực hấp dẫn trong vật lý học. Xem ý nghĩa trong kinh tế học tại bài mô hình lực hấp dẫn

Trong vật lý học, lực hấp dẫn là lực hút giữa mọi vật chất và có độ lớn tỷ lệ thuận với khối lượng của chúng và tỷ lệ nghịch với bình phương khoảng cách của hai vật.

Lực hấp dẫn là một trong bốn lực cơ bản của tự nhiên theo mô hình chuẩn được chấp nhận rộng rãi trong vật lý hiện đại, ba lực cơ bản khác là lực điện từ, lực hạt nhân yếu, và lực hạt nhân mạnh. Lực hấp dẫn là lực yếu nhất trong số các lực đó, nhưng lại có thể hoạt động ở khoảng cách xa và luôn thu hút.

Trong cơ học cổ điển, lực hấp dẫn xuất hiện như một ngoại lực tác động lên vật thể. Trong thuyết tương đối rộng, lực hấp dẫn là bản chất của không thời gian bị uốn cong bởi sự hiện diện của khối lượng, và không phải là một ngoại lực. Trong thuyết hấp dẫn lượng tử, hạt graviton được cho là hạt mang lực hấp dẫn.

Lực hấp dẫn của Trái Đất tác động lên các vật thể có khối lượng và làm chúng rơi xuống đất. Lực hấp dẫn cũng giúp gắn kết các vật chất để hình thành Trái Đất, Mặt Trời và các thiên thể khác; nếu không có nó các vật thể sẽ không thể liên kết với nhau và cuộc sống như chúng ta biết hiện nay sẽ không thể tồn tại. Lực hấp dẫn cũng là lực giữ Trái Đất và các hành tinh khác ở trên quỹ đạo của chúng quanh Mặt Trời, Mặt Trăng trên quỹ đạo quanh Trái Đất, sự hình thành thủy triều, và nhiều hiện tượng thiên nhiên khác mà chúng ta quan sát được.





Việc một vật chịu lực hút từ vật khác có thể được xem rằng vật này nằm trong một môi trường đặc biệt tạo ra bởi vật kia, gọi là trường hấp dẫn. Như vậy, trường hấp dẫn có thể được định nghĩa như là một trường lực truyền tương tác giữa các vật thể có khối lượng. Trường hấp dẫn của Trái Đất do khối lượng của Trái Đất tác động lên các vật thể ở gần bề mặt của nó được gọi là trọng trường. Mọi vật có khối lượng sinh ra quanh chúng trường hấp dẫn và trường này gây ra lực hấp dẫn tác động lên các vật có khối lượng khác đặt trong nó. Cường độ trường hấp dẫn của Trái Đất tại một điểm chính là gia tốc rơi tự do tại điểm đó.



Định luật vạn vật hấp dẫn của Newton là định luật do Isaac Newton - một trong những nhà vật lý vĩ đại nhất khám phá ra. Theo định luật này, vật có khối lượng m sẽ bị kéo về gần vật có khối lượng M với gia tốc g:


Với


G là hằng số hấp dẫn

d là khoảng cách giữa hai vật.

Theo định luật 2 Newton, vật có khối lượng m chịu lực hấp dẫn có độ lớn:


F = m g

Công thức trên được gọi là định luật vạn vật hấp dẫn Newton, trong đó lực hấp dẫn tỷ lệ thuận với tích của hai khối lượng và tỷ lệ nghịch với bình phương khoảng cách hai vật. Trong công thức này, kích thước các vật được coi là rất nhỏ so với khoảng cách giữa chúng.


Hằng số hấp dẫn[sửa | sửa mã nguồn]


Hằng số hấp dẫn G phụ thuộc vào hệ đơn vị đo lường, được xác định lần đầu tiên bởi thí nghiệm Cavendish năm 1797. Trong hệ đơn vị SI:


G = 6.67 x 10−11 N.m²/kg²

Trọng lực Lực trái đất tác động trên một vật để hút vật về hướng Trái đất tính bằng công thức


Với


G là hằng số hấp dẫn và

d là khoảng cách giữa hai vật.

Trọng lực tiêu chuẩn[sửa | sửa mã nguồn]


Trọng lực tiêu chuẩn ký hiệu g0 hay gn là gia tốc danh định gây ra bởi trọng lực Trái Đất ở độ cao tương đương mặt biển. Theo định nghĩa, nó tương đương 9.80665 m/s2.[1][2]



Như mọi trường véctơ có dạng tỷ lệ nghịch với bình phương khoảng cách (ví dụ cường độ điện trường), trường véctơ lực hấp dẫn là một trường véctơ bảo toàn. Điều này nghĩa là mọi tích phân đường của véctơ lực hấp dẫn F từ vị trí r0 đến r:


đều có giá trị không phụ thuộc vào đường đi cụ thể từ r0 đến r.

Như vậy tại mỗi điểm r đều có thể đặt giá trị gọi là thế năng hấp dẫn:


với φ(r0) là giá trị thế năng quy ước ở mốc r0.

Lực nhân quãng đường là công cơ học, tức năng lượng, do đó thế năng hấp dẫn, hay thế năng nói chung, là một dạng năng lượng.

Các điểm trong trường hấp dẫn có cùng một giá trị thế năng tạo thành một mặt gọi là mặt đẳng thế. Một chất điểm nếu dịch chuyển trên một mặt đẳng thế thì không sinh công bởi vì thế năng điểm đầu và thế năng điểm cuối là như nhau. Như vậy, lực tác dụng phải có phương vuông góc với phương dịch chuyển.


Định luật vạn vật hấp dẫn theo Einstein[sửa | sửa mã nguồn]


Hình ảnh hai chiều về sự biến hoá của Trái đất

Theo Albert Einstein, bản chất của lực hấp dẫn là do sự uốn cong của không - thời gian bởi vật chất và năng lượng.



m: Khối lượng của chất điểm





Comments

Popular posts from this blog

Charlotte Casiraghi - Wikipedia

Charlotte Marie Pomeline Casiraghi (sinh ngày 3 tháng 8 năm 1986) là con thứ hai của Caroline, Công chúa của Hanover, và Stefano Casiraghi, một nhà công nghiệp người Ý. Cô đứng thứ mười một trong hàng ngũ ngai vàng của Monaco. Ông bà ngoại của cô là Rainier III, Hoàng tử xứ Monaco và nữ diễn viên người Mỹ Grace Kelly. Cô được đặt theo tên của bà cố của cô, Công chúa Charlotte, Nữ công tước xứ Valentinois. Cô đã được đặt tên vào ngày 20 tháng 9 năm 1986. Bố mẹ đỡ đầu của cô là Albina du Boisrouvray và anh rể của Stefano Casiraghi, Massimo Bianchi. [1] Cuộc sống ban đầu chỉnh sửa ] anh em, Andrea và Pierre, được sinh ra tại Công quốc Địa Trung Hải của Monaco, được cai trị bởi ông ngoại của họ, Hoàng tử Rainier III. Khi cô bốn tuổi, cha cô bị giết trong một tai nạn chèo thuyền. Sau khi qua đời, Công chúa Caroline chuyển cả gia đình đến làng Midi của Saint-Rémy-de-Provence ở Pháp, với ý định giảm thiểu tiếp xúc với báo chí. [2] Một trong những hành động đầu tiên của cô là sống

Oberschönau – Wikipedia tiếng Việt

Oberschönau Huy hiệu Vị trí Hành chính Quốc gia Đức Bang Thüringen Huyện Schmalkalden-Meiningen Cộng đồng hành chánh Haselgrund Thị trưởng Claudia Scheerschmidt (SPD) Số liệu thống kê cơ bản Diện tích 16,11 km² (6,2 mi²) Cao độ 520 m  (1706 ft) Dân số 935   (31/12/2006)  - Mật độ 58 /km² (150 /sq mi) Các thông tin khác Múi giờ CET/CEST (UTC+1/+2) Biển số xe SM Mã bưu chính 98587 Mã vùng 036847 Website www.oberschoenau.de Vị trí Oberschönau trong huyện Schmalkalden-Meiningen Tọa độ: 50°43′0″B 10°37′0″Đ  /  50,71667°B 10,61667°Đ  / 50.71667; 10.61667 Oberschönau là một đô thị tại huyện Schmalkalden-Meiningen, trong Thüringen, nước Đức. Đô thị này có diện tích 16,11 km², dân số thời điểm 31 tháng 12 năm 2006 là 935 người. x t s Xã và đô thị ở huyện Schmalkalden-Meiningen Altersbach Aschenhausen Belrieth Benshausen Bermbach Birx Breitungen Brotterode-Trusetal Christes Dillstädt Einhausen Ellingshausen Erbenhausen Fambach Floh-Seligenthal Frankenheim Friedelshausen Grabfeld Henneberg

Nadar – Wikipedia tiếng Việt

Gaspard-Félix Tournachon , thường được biết đến với nghệ danh Nadar (6 tháng 4 năm 1820 - 21 tháng 3 năm 1910) là một nghệ sĩ và nhà du hành người Pháp. Nadar được biết tới nhiều nhất qua vai trò nhiếp ảnh gia, từ năm 1850 ông đã cho xuất bản một loạt chân dung những nhân vật nổi bật văn hóa Pháp và châu Âu như Franz Liszt, Charles Baudelaire, Hector Berlioz, Gioacchino Rossini, Sarah Bernhardt, Jacques Offenbach, George Sand, Gérard de Nerval, Théodore de Banville, Jules Favre, Guy de Maupassant, Édouard Manet, Gustave Doré, Gustave Courbet, Loïe Fuller, Zadoc Kahn, Charles Le Roux và Hector de Sastres. Cho đến nay các bức chân dung này vẫn được coi là những chân dung chân thực và xuất sắc nhất về các nhân vật nổi tiếng của văn hóa châu Âu cuối thế kỷ 19. Nadar sinh năm 1820 ở Paris trong một gia đình gốc Lyon, bố của Nadar là ông Victor Tournachon, một thợ in và người xuất bản sách. Sau khi học phổ thông tại trường trung học Condorcet, quận 9, Paris, Nadar quay về Lyon học nghề y. T